Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Tuệ giác chân thực (Sư Ông Làng Mai)


Ta hay nói tới chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Mà khi đã có chữ chánh tức là phải có chữ tà. Có chánh kiến là tại vì có tà kiến. Không có tà thì không có thể có chánh được. Vì vậy cho nên chánh và tà đối lập nhau, tương tức với nhau, nương nhau mà thành. Chánh đi đôi với thiện, còn tà đi đôi với ác. Chánh tà, thiện ác. Nhưng làm sao quyết định được cái này là chánh, cái này là tà? Căn cứ vào tiêu chuẩn nào mà ta nói cái đó là chánh hay là tà? Căn cứ vào tiêu chuẩn nào mà nói cái đó là đúng hay là sai? Trong bài kệ ngồi thiền buổi tối có câu:

“Vững thân ngồi dưới cội Bồ Đề
Ba nghiệp lắng rồi hết thị phi.”

Thị là đúng và phi là sai. Lúc đó ta vượt khỏi sự phân biệt giữa thị và phi, giữa đúng và sai. Có thể suốt ngày chúng ta đã bận tâm với cái chuyện ai đúng, ai sai, ai phải, ai trái, ai thiện, ai ác? Nhưng lúc ngồi thiền ta có thể vượt thắng được cái nhìn lưỡng nguyên đó. Trong đạo Bụt có tiêu chuẩn thiện - ác, mà cũng có tiêu chuẩn chánh - tà. Nhưng đạo Bụt thấy rất rõ thiện ác, chánh tà nương nhau mà có. Cho nên tiêu chuẩn đó chỉ là tương đối.

Trong đạo Bụt có nói tới tiêu chuẩn tuyệt đối, đó là đạt tới cái thấy không còn chánh, không còn tà. Thiền sư Đạo Nguyên trong tác phẩm của mình, khi nói về Phật tánh Ngài viết: "Phật tánh không phải thiện mà cũng không phải ác". Thường thì ta nghĩ, Bụt là phe thiện, còn ma là phe ác. Nhưng không phải vậy. Bụt vượt thoát mọi ý niệm chánh tà, thiện ác. Cũng như Niết bàn. Nếu nói Niết bàn là thiện thì không đúng, mà ác thì cũng không đúng. Niết bàn là sự tắt ngấm của mọi ý niệm. Và pháp thân cũng vậy. Khi chúng ta cúng dường cơm trưa cho Bụt, chúng ta cúng dường thanh tịnh pháp thân, tức là pháp thân thanh tịnh. Khi ấy chúng ta nghĩ rằng pháp thân phải sạch, phải thanh tịnh, phải thiện, phải chánh. Nhưng kỳ thực pháp thân vượt thoát thiện ác, chánh, tà. Chánh tà hay thiện ác là do ta thiết lập ra để sống trong cõi đời này thôi. Còn trong chân lý tuyệt đối thì nó vượt thoát chánh tà. Ta bị kẹt vào ý niệm pháp thân thì phải thanh tịnh nên mình không biết pháp thân là cái gì.

Chánh kiến cũng tương tự. Nếu có ai nói "vô thường" thì ta cho đó là chánh kiến. Còn hễ người ta nói “thường” thì ta bảo đó là tà kiến. Nếu người ta nói “vô ngã” thì ta cho là chánh kiến, còn nói “ngã” thì ta cho là tà kiến. Nhưng cả ngã và vô ngã, cả thường và vô thường đều là “kiến” hết, đều là những quan niệm hết. Khi người ta có quan niệm này thì người ta cũng có quan niệm khác. Quan niệm tức là cái khía cạnh ta nhìn. Ví dụ con xúc xắc có sáu cạnh, khi nhìn vào cạnh này ta cũng thấy nó là con xúc xắc, nhìn vào cạnh kia cũng thấy nó là con xúc xắc. Và nhìn con xúc xắc ấy mình có thể có sáu quan niệm khác nhau. Mỗi mặt là một quan niệm, mỗi mặt là một cái thấy. Nếu ta cho rằng chỉ có mặt đó mới là con xúc xắc còn mặt kia không phải là con xúc xắc thì ta bị mắc kẹt, ta không thấy được chân tướng của con xúc xắc. Chúng ta có thể mượn hình ảnh người mù sờ voi để thấy rõ hơn. Người thì nói con voi giống cái quạt, người thì nói con voi giống cái cột nhà, giống cái chổi v.v. Tất cả những cái đó là những cái thấy. Vì vậy chánh kiến vốn siêu việt, theo cái nghĩa tuyệt đối thì nó vượt lên tất cả các kiến. Nó vượt thoát cái kiến ngã đã đành rồi nhưng nó vượt luôn cái kiến vô ngã. Nó vượt cái kiến thường và cũng vượt luôn cả cái kiến vô thường. Vô thường có thể chỉ là một cái kiến thôi chứ chưa phải là một tuệ giác. Khi ta có tuệ giác về vô thường rồi thì cái kiến về vô thường sẽ bị đốt cháy, vô thường sẽ không còn nữa.

Khi còn ôm lấy một cái kiến, một quan niệm, thì ta vẫn có thể bị kẹt như thường. Kẹt vào một cái thấy gọi là kiến chấp, hoặc kiến thủ. Khi ta níu lấy một cái thấy, ta nghĩ cái thấy đó là tuyệt đối, là chân lý thì ta sẽ cho tất cả những kiến khác là tà, và ta có thể trở nên độc tài. Ta nói chỉ riêng ta có chân lý thôi còn những người khác đều sai hết. Do thái độ độc tài cho nên người ta có thể đánh phá, giết hại người khác: “họ là tà nên phải tiêu diệt hết để cho cái chánh đi lên”. Từ kiến thủ ấy mà gây ra bao nhiêu đau thương tang tóc.

Giáo lý của đạo Bụt giúp chúng ta vượt thoát cả chánh kiến lẫn tà kiến. Cái đó gọi là phá kiến chấp. Khi leo thang tới nấc thứ tư mà ta nghĩ rằng đó là nấc cao nhất rồi thì không có hy vọng gì leo lên nấc thứ năm được. Nếu cứ khư khư ôm lấy một mớ kiến thức, dù là kiến thức khoa học thì ta không thể tiến bộ được nữa. Phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy mà mình đang nắm giữ để có thể đi tới một cái thấy cao hơn. Vì vậy, nếu nhà khoa học mà biết phá chấp thì nhà khoa học tiến bộ rất mau.

38 nhận xét:

  1. Mình đi Đồng Hới về rồi, sang thăm bạn nè, chúc bạn tuần mới may mắn, bình an và hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  2. Hihi, không uổng công tu tập tận Thái Lan, cái nhìn của TT về Phật giáo quả có khác trước. Thiền sư Nhất Hạnh thực sự là một nhà tâm lý học, môt người biết rõ mình và cũng biết rõ mọi người. Ông đã tìm thấy và chỉ cho người khác là chân lý luôn giản dị, nó nằm trong chính hơi thở, trong từng suy nghĩ, từng hành động hàng ngày của mọi người mà ta dễ dàng hiểu được, chứ không nằm trong những gì cao siêu nhưng sáo rỗng.

    Và Niết bàn là gì? An lạc là gì? Là cứ làm tốt công việc hàng ngày của mình, theo cách tốt nhất có thể, là suy nghĩ và đối xử tử tế với mọi người, thậm chí giữa con người và con vật.

    TT có đồng ý như thế không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Niệm--> Định --> Tuệ, cùng một sự vật hành vi nhưng khi có chưa có tuệ giác thì người ta nhìn và hiểu theo những cách khác nhau. Sư Ông có một cách nhìn mới trong đạo Bụt, cách nhìn ấy được tuệ giác soi chiếu nên mọi quan niệm, cái kiến phức tạp, cao siêu qua con mắt Sư ông đều trở nên giản dị và dễ hiểu. Em cũng đồng ý 100% như nhận xét của bác Hiệp!

      Xóa
  3. Hihi, Nô cóp về để đọc chậm chậm bài này nhé, NTT!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chờ ý kiến phản hồi của bác, chắc là thú vị lắm đây!

      Xóa
    2. Chỉ một câu của Sư Ông: Giáo lý Phật giúp ta vượt thoát khỏi chánh kiến và tà kiến đủ là kim chỉ nam cho một cuộc đời đầy phúc lạc rồi! Cảm ơn TT về entry này!

      Xóa
    3. Chỉ vài dòng comments nhưng em biết là bác đã đọc kỹ bài này, cảm ơn bác Nô!

      Xóa
  4. Em đọc bài này hôm qua, nhưng thú thật em không hiểu hết được. Em chỉ biết như lời chị nói đơn giản nhất thui
    " Khi leo thang tới nấc thứ tư mà ta nghĩ rằng đó là nấc cao nhất rồi thì không có hy vọng gì leo lên nấc thứ năm được. Nếu cứ khư khư ôm lấy một mớ kiến thức, dù là kiến thức khoa học thì ta không thể tiến bộ được nữa. Phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy mà mình đang nắm giữ để có thể đi tới một cái thấy cao hơn"
    Em sang thăm chị. Mong bình an luôn cùng chị và gia đình, chị nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu không hiểu thì cũng đừng cố tìm hiểu làm gì em ạ, hiểu những điều giản dị và áp dụng được vào cuộc sống như chị em mình cũng là tốt lắm rồi. Cảm ơn em, chúc em và gia đình luôn khỏe và vui nhé!

      Xóa
  5. Khuya nay chị mới có thời gian đọc lại bài em viết về Tuệ giác, về Chánh Kiến trong Bát chánh đạo.

    Thực ra, trong tất cả chúng ta đều mắc kẹt trong ngôn ngữ, trong chánh tà, trong những định kiến của xã hội.. và trong chính những định kiến của chính ta, nên ta đau khổ em ạ. Cứ nhìn đời như một vòng quay của một ngày, sáng mặt trời lên hoặc mù sương nên ta chẳng thấy ánh nắng.. rồi trưa nắng rồi hoàng hôn thật đẹp hay thật tối rồi tối đêm về.. ta ăn và thở, ngộ ra thì nhẹ nhàng, còn cứ lăng xăng trong luân hồi thì đau khổ.. phải không em?

    Chị đem một đoạn bác Bu viết và chị viết ở còm của entry vừa rồi của bác Bu về đây cho em đọc nhé!

    "M đem cả đoạn này qua nhà Thu Thủy, đoạn anh phê bình M, M cũng rất vui lòng chấp nhận, nhưng anh quên một điều là ta học để rồi quên, những gì còn xót lại chính là tri thức của mình, cho nên bà già TTM chỉ còn nhớ mỗi một điều "Phật chẳng nói gì trong suốt 49" (hay 45 năm gì đó) mà thôi! hihi.. :) - TTM

    "Ở trang 162 tập 2 kinh Lăng Già, đức Phật nói thế này: “Ta từ đêm ấy được Chánh đẳng Chánh giác tối thượng, cho đến đêm ấy vào Niết bàn, ở trong khoảng giữa kia không nói một chữ, cũng chẳng đã nói, sẽ nói”. “Ta từ đếm ấy” là Phật chỉ thời quá khứ, khi ngài thiền định bốn mươi chín ngày đêm dưới gốc cây assatha (sau này gọi là cây bồ đề ). “Cho đến đêm ấy” là Phật chỉ thời tương lai khi ngài sẽ nhập Niết bàn. Bu phải dài dòng chút xíu để bạn TTM cũng như các bạn khác khi nhắc đến Phật ngôn thì cố gắng dẫn đúng kinh sách." - Bulukhin



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chị ơi đó là bài viết của Sư Ông em chỉ copy mang về thôi. Đúng là học để quên chị nhỉ. Học rồi, hiểu rồi ta nhìn sự việc dưới ánh sáng khác. Như mặt trời đang bị che phủ bởi những đám mây giận hờn, ganh ghét, tham đắm...Mặt trời lúc nào cũng tỏa sáng chỉ có khi ngộ được rồi thì những đám mây kia mới hết và ta nhìn thấy rõ mặt trời. Em cám ơn chị và đang mong đọc được những ý kiến của một người uyên thâm về Phật giáo đối với cách nhìn mới của Sư Ông từ bác Bu đấy chị ạ!

      Xóa
    2. Đã quên rồi thì lấy gì để tạo ra tri thức đây ??

      Xóa
    3. Biết quên mới tạo ra tri thức. Còn nhớ thì chỉ đạt tới mức... kiến thức.

      Xóa
    4. KHÔNG là triết lý sâu sắc trong Phật giáo
      Nhận thức được triết lý KHÔNG cần có tri thức.
      Phật giáo không bàn đến từ QUÊN
      Trong cõi nhân gian khi đã QUÊN thì bất khả tri luận.
      Xin được chỉ giáo thêm, đa tạ.

      Xóa
    5. Nếu cái gì cũng nhớ thì bộ nhớ sẽ quá tải mất bác Bu ạ, mà em nghĩ chị TTM dùng từ QUÊN ở đây là cất kiến thức ấy vào một ngăn đâu đó trong bộ não, không nhắc tới nó nữa, khi nào dùng thì mới lấy ra thôi ạ!

      Xóa
    6. Hihi, bác Bu hỏi về sự quên và tri thức thì Nô lạm phép vào còm. Chứ Nô ko dám bàn chuyện triết lý nhà Phật.

      Xóa
  6. 1- Một học giả tầm cỡ quốc gia như ông Nguyễn Duy Cần còn trích không đúng lời Phật nhưng vẫn in vào sách (Phật học tinh hoa) cho thiên hạ đọc. Cho nên TTM, bu, hoặc bất cứ một ai đó có trích dẫn sai Phật ngôn cũng là chuyện thường. Tuy nhiên phải thấy đó là điều đáng tiếc chứ không thể nói đọc để rồi quên.
    2- Phải nói ngay với bạn TTM rằng, cái kẹt của chúng sanh như sư ông Làng Mai nói đến không phải là kẹt do định kiến xã hội, mà kẹt do kiến chấp theo lối nhìn nhị nguyên như Luận sư Long Thọ nói trong thuyết Trung quán luận. Đấy là những cặp đối kháng như: Dài ngắn, tốt xấu, địch ta, đêm ngày, sáng tối, nam nữ...
    3- Sư ông Làng Mai trong bài trên là tiếp tục lý giải những gì ông đã nói trong "Đập vở vỏ hồ đào" (mà chủ nhà đã từng đọc) ở mức độ dễ hiểu hơn, cụ thể hơn. Trong Đập vỡ vỏ hồ đào sư ông giải thích 6 phẩm với 108 bài kệ dịch từ Hán văn ra. Ông khó mở rộng ra ngoài những gì lời kệ nói, còn bài viết này ngài nói theo cách ngài hiểu chứ không phụ thuộc vào kinh kệ nào cả.
    4- Chung quy lại là chúng sinh phải loại bỏ được cái nhìn nhị nguyên để giúp tiếp xúc được với thực tại, một thứ thực tại bất khả đắc đối với những ai còn kẹt vào những phạm trù của khái niệm.
    5- Tại sao bất khả đắc? Vì chúng ta quá quen với lối suy nghĩ đời nọ sang đời kia trên hệ quy chiếu vô minh của cõi ta bà. Trong khi đó sư ông Làng Mai đã tu tập gần 80 năm, với một trí huệ (khác trí tuệ) siêu phàm, tư duy của ngài ở vào một hệ quy chiếu khác, tạm gọi là hệ quy chiếu giác ngộ.
    6- Thiền sư số 1 Việt Nam là thấy Thích Thanh Từ có quyển sách : TU LÀ DỪNG, CHUYỂN, SẠCH NGHIỆP.
    Khi bạn thiền định là dừng nghiệp
    Khi bạn tạo ra thiện nghiệp thay thế ác nghiệp tức là chuyển nghiệp.
    Khi thân, khẩu, ý, của bạn không tạo ác nghiệp cũng như thiện nghiệp tức là sạch nghiệp. Đây cũng là cách nói loại bỏ nhị nguyên để đi vào nhất nguyên của thuyết Trung quán luận mà thầy Nhất Hạnh đã giảng giải vậy.
    7- Thật ra khái niệm nhất nguyên đã có trong Đạo đức kinh của Lão tử khi ông nói thiên địa nhân hợp nhất. (trời đất với người là một) Người Việt mình vợ chồng gọi nhau là mình ...Mình về mình nhớ ta chăng...Hai người nhưng chỉ là một.
    8- Có hai cách giải thoát: Giải thoát tuyệt đối và giải thoát tương đối. Giải thoát tuyệt đối là loại bỏ cách nhìn nhị nguyên, Không còn tạo ra nghiệp (sạch nghiệp) không còn sinh lão bệnh tử, không còn tái sinh luân hồi...Giải thoát tương đối là chấp nhận nhị nguyên, nghĩa là chấp nhận có nghiệp thiện và nghiệp ác. Phấn đấu chuyển nghiệp thiện để tái sinh trở lai làm người tốt hơn, tử tế hơn. Bu tui đi theo hướng này, cho dù không làm Phật tử và cũng không vào đọc kinh trong chùa... hihihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn về cái còm thật tận tình của bác Bu!

      Bác Bu nói đúng: Sư Ông đã tu tập bao nhiêu năm nên mới có cái nhìn tuệ giác thế chứ đa số Phật tử vẫn còn kẹt vào cái nhìn lưỡng nguyên lại còn bị ảnh hưởng từ những định kiến thâm căn cố đế truyền từ đời này sang đời khác (bất khả đắc)nên vẫn hiểu sự việc theo hai mặt chính tà, thiện ác. Sống trong cuộc đời này mấy ai tu tập được sạch nghiệp để giải thoát như Thiền sư Thích Thanh Từ đã giảng! Em cũng vẫn tin là có nghiệp thiện và nghiệp ác và đang nỗ lực tu để chuyển nghiệp đây!
      Chúc hai bác Bu và gia đình cuối tuần bình an!

      Xóa
  7. Đầu tuần mới, cũng là đầu thnag1 nữa, em sang thăm chị . Chúc chị cùng gia đình thêm những ngày an bình, vui vẻ, hạnh phúc chị nhé.

    Trả lờiXóa
  8. Chúc Bạn tuần mới bình an, may mắn và thành công trong mọi việc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Châu nhiều nhiều, bạn lúc nào cũng chu đáo với mọi người

      Xóa
  9. Hay đấy, lời dạy này Th nên áp dụng ngay. Không có thị phi, thiện ác rạch ròi, không có yêu/ ghét, chung thủy/ phản bội, đi/ về, nắm lấy/ buông ra... Cứ vô tư lự, yêu thương hết thảy là vui nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao giờ tớ tu tập được như Sư Ông thì sẽ có được cách nhìn như vậy, cũng mau thôi, khoảng hơn 30 năm nữa chứ mấy, hehehe

      Xóa
  10. Trước đây mình có đọc một cuốn sách của HT Thích Nhất Hạnh, mình còn nhớ đại khái rằng:
    Tuệ giác có được là nhờ hiểu biết. Trong ta có thể đã có sẵn hiểu biết, nhưng vì ta không có niệm, không có định cho nên tuệ giác không có cơ hội phát hiện. Chúng ta phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho niệm và định, cũng giống như muốn cho hoa mọc tươi tốt thì ta phải xới đất rải phân. Tuệ giác là một loại hiểu biết có được nhờ chánh niệm. Nếu ta tự đánh mất mình trong tiếc nuối quá khứ, trong lo lắng tương lai thì tuệ giác sẽ khó mà phát triển và như thế thì khó mà biết cách hành xử đúng trong hiện tại.
    Tuệ giác giống như mặt trời tự soi sáng, nên tuệ giác tự đến, không phải do ai nỗ lực tạo tác ra được. Tuy nhiên phiền não như những đám mây che khuất mặt trời, mây càng dày mặt trời càng tối, nhưng thực ra mặt trời vẫn vậy. Muốn mặt trời tuệ giác soi sáng thì phải không còn mây phiền não che lấp nữa mới được. Tu không phải là để tạo ra mặt trời tuệ giác, mà để loại trừ phiền não, thì lập tức mặt trời tuệ giác chiếu sáng ngay thôi. Nhưng phiền não phát xuất từ cái ta ảo tưởng, nên diệt trừ phiền não chỉ là diệt trừ cái ngọn, phải diệt trừ tận gốc cái ta ảo tưởng thì phiền não mới không còn, tuệ giác tự hiện.
    Khi có tuệ giác ta có thể tiếp xúc sâu sắc với thực trạng của mọi sự, mọi vật và không còn sợ hãi, chỉ còn tình thương, chỉ còn chấp nhận tha thứ bao dung. Chính vì vậy mà ta gọi tuệ giác là một loại quyền lực, một sức mạnh siêu đẳng. Nếu bạn dành thì giờ để quán chiếu thực tại dưới ánh sáng của tuệ giác vô thường, vô ngã thì bạn sẽ giác ngộ và tự giải thoát khỏi đau khổ và khó khăn.

    Mình theo đạo Công giáo, nhưng hiểu về Tuệ giác và bài viết của bạn như vậy có đúng không bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn MC đã hiểu rất sâu về Phật pháp, bạn phân tích mình thấy đúng quá nhưng có đoạn "Tuệ giác giống như mặt trời tự soi sáng, nên tuệ giác tự đến, không phải do ai nỗ lực tạo tác ra được" thì mình không thấy đúng.

      Tuệ giác không bao giờ tự đến cả. Chánh niệm có mặt khi thân và tâm ta là một,khi ta thực sự sống trong giây phút hiện tại không để cho tâm lăng xăng nghĩ về quá khứ hay lo lắng về tương lai. Cầu nối để thân với tâm là một chính là hơi thở chánh niệm. Có chánh niệm vững ta sẽ có định, có sự tập trung và khi ấy ta có khả năng nhìn sâu hiểu bản chất của vấn để - đó gọi là tuệ giác. Như thế tuệ giác chỉ có được với công phu tu tập chuyên cần vượt qua được gian khó để có niệm, có định rồi có tuệ giác. Tớ thiển nghĩ là như thế MC ạ. và cả ba khái niệm ấy cũng liên quan tương tức với nhau chặt chẽ nữa.

      Xóa
  11. Dù đạo nào, Công Giáo hay Phật giáo gì cũng hướng con người ta tới cái thiện hết chị hén !
    cuối tuần rùi, em sang thăm chị chút. Chúc Cả nhà mình có những ngày nghỉ cuối tuần thật đầm ấm, chị nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng thế Thùy nhỉ, dù đạo nào đi chăng nữa thì vẫn phải sống theo đạo làm người thôi. Cuối tuần vui em nhé

      Xóa
  12. Mình đã hiểu ra rồi bạn à - Cảm ơn bạn đã chỉ cho mình nhé.....
    Mình đồng ý với ý kiến của Thùy và bạn....
    Chúc Bạn Ngày mới đầu tuần nhiều niềm vui, hạnh phúc và may mắn, bình an cho cả tuần nhé

    Trả lờiXóa
  13. Chúc MC tuần mới thật an lành và nhiều niềm vui!

    Trả lờiXóa
  14. Mình dự định viết một entry về Phật giáo..... đang cố gắng thu xếp thời gian, bạn đón đọc nhé
    Chúc bạn có những ngày nghỉ cuối tuần tràn đầy niềm vui, ấm áp bên gia đình và mọi điều tốt đẹp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn viết đi, trang blog của bạn nổi tiếng chắc là sẽ nhận được nhiều góp ý hay và thú vị lắm đấy!

      Xóa
  15. Sang thăm và chúc bạn một ngày nhiều niềm vui và may mắn

    Trả lờiXóa
  16. Mình đã viết xong bài đã hứa với bạn rồi, để mình chỉnh sửa lại chút xíu rồi post lên cho bạn và mọi người đọc nhé. Bài viết lấy cảm hứng từ ca khúc "Đóa Hoa Vô Thường" của Trịnh Công Sơn.... Chờ đọc bạn nhé
    Chúc bạn cuối tuần vui, bình an, may mắn và hạnh phúc tràn đầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn Minh Châu, mình sang đọc ngay đây. Cuối tuần chúc bạn và gia đình khỏe vui hạnh phúc

      Xóa
  17. Ghé thăm chị ,cảm động thấy nhà em trong inbox !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lâu lắm mới vào đây, cảm ơn Lem Lém đã ghé qua. Chúc bạn cuối tuần thật vui

      Xóa

Bước chân ai vừa ngang qua..

Flag Counter