Trên đường ra sân bay vào buổi trưa, đoàn công tác của mình ghé qua thăm Tháp Bánh Ít cách Quy Nhơn khoảng 15 km.
Di tích Tháp Bánh Ít là một trong những công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương Triều Chăm pa, một di sản văn hoá kiến trúc độc đáo. Bốn ngọn tháp đứng đó, khoe vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghi trường tồn với đất trời với thời gian.
Tháp có tất cả 4 ngọn xây trên một đồi núi đất đỏ, ngọn to nhất xây ở đỉnh đồi, mọi người bảo vì những ngọn tháp trông giống như chiếc bánh ít lá gai nên gọi là Tháp Bánh Ít.
Trước kia tháp Bánh Ít nằm trong phạm vi của làng Tri Thiện (Xã Phước Quang, Tuy Phước) nên tháp này còn mang tên là tháp Tri Thiện; ngoài ra tháp Bánh Ít còn có những tên gọi khác như tháp Cầu Bà Gi, tháp Thiện Mẫu, Thổ Sơn. Người Pháp gọi là Tour d'argent (tháp Bạc).
Mời các bạn xem một số hình ảnh về Tháp Bánh Ít nhé:
Hai trong bốn ngọn tháp chụp từ dưới chân đồi
Hai mẹ con dưới chân ngọn tháp lớn nhất
Tháp nhìn từ trong lòng tháp!
Một ngọn tháp nhìn từ đỉnh đồi.
Không biết ngọn tháp này nhìn giống chiếc bánh Ít mặn hay ngọt nhỉ?
Đỉnh tháp chụp từ trong lòng tháp cổ.
Phóng viên này "tác nghiệp" giữa nắng gắt ban trưa, lại đang đói bụng nữa nên chụp tháp mà giống ...tháp là được rồi, các bạn nhỉ. -:))
Hehe, khiêm nhường quá! :-))
Trả lờiXóaChị chụp ảnh đẹp quá. Trước đây, cứ để nguyên sơ cho hấp dẫn, thì thằng cha dở hơi bên ngành du lịch lại làm con đường bê tông vòng quanh tháp, phá vỡ không gian tự nhiên quanh tháp.
Trả lờiXóaKhi TMH đi dọc đường 1a , gần đến Quy Nhơn .thấy gần bên đường có mấy ngọn Tháp Chàm cô đơn đứng trên mấy ngọn đồi , màu đất đỏ như gạch nung, dưới ánh mặt trời cháy rực.Tự nhiên nhớ mấy câu thơ của thi sĩ Chế Lan Viên ví những ngọn tháp Chàm như những giọt buồn đơn côi , rơi từ trên trời xuống hạ giới.Bất giác cũng thấu cảm được hình ảnh điêu tàn của một quá khứ quá huy hoàng ấy ,chị ạ.
Trả lờiXóaMấy ngọn tháp ấy không biết có phải là tháp Bánh Ít không hả chị ?
@HĐ: Hổng dám đâu!
Trả lờiXóa@Giáp: Một di sản quý giá như vậy mà bảo tồn và khai thác không đúng cách cũng tiếc lắm.
@TMH: Chị không biết đấy có phải là tháp Bánh Ít không nhưng em nói "hình ảnh điêu tàn của một quá khứ huy hoàng" thì thực là đúng!
Hồi trước, La dẫn chị Phố Núi Cao lên đây chơi, gặp một chú tiểu và một cô gái ngồi một góc trò chuyện, hay ơi là hay luôn..
Trả lờiXóaThế thì hay thật! nhưng chị đến đấy chỉ thấy mấy ngọn tháp cổ chơ vơ cùng với đất đá cỏ cây thôi em ạ.
Trả lờiXóaĐi du lịch chụp ảnh vầy là đạt yêu cầu lắm, may mà không thấy cái chòi lá bên cạnh tháp. Hehe.
Trả lờiXóaLưu giữ được hình ảnh về những danh lam thắng cảnh của các vùng miền đất nước trong mỗi chuyến đi cũng thú vị bác nhỉ.
Trả lờiXóaĐang đói mà chụp hình tháp bánh ít thì no ra hay lại đói thêm ??
Trả lờiXóaĐói thêm ạ! :D
Trả lờiXóaTháp cổ rêu phong...
Trả lờiXóaĐược tận mắt ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh quả là thú vị!
Không những ngắm tận mắt mà còn được sờ tận tay nữa cơ Cool à.
Trả lờiXóaThêm vài câu về THÁP BÁNH ÍT
Trả lờiXóa* Sách Đại Nam Nhất thống chí gọi khu tháp này bằng một số tên khác nhau: Thổ Sơn cổ tháp(tháp cổ núi đất) ở trong 4 thôn Hoàng Kim, Vạn Bửu, Phong Niên , Đại Lộc, huyện Tuy Phước . Trên địa điểm giáp giới có bốn tháp tục hô là tháp Thị Thiện (không phải Tri Thiện), tương truyền có bà Thị Thiện làm quán ở chân núi để bán bánh nên có tên ấy" (các địa danh ấy nay đã đổi khác rồi)
* Truyền thuyết kể lại rằng vùng này người Chăm và người Việt đã đổ quá nhiều máu trong các cuộc giao tranh. Để tránh cho quân sĩ mỗi bên không chết vô ích, người Chăm và người Việt nhất trí nhau chọn hai mỏm đồi trên một quả núi đất(hiện thuộc thôn Đại Lộc)để thi xây tháp. Người Chăm ở mỏm đồi phía bắc, người Việt ở mỏm đồi phía nam. Biết là người Chăm xây tháp giỏi nên người Việt phải dùng mẹo: Lấy tre gỗ làm khung rồi bọc bạt ra ngoài làm tường. Kết qủa người Việt thắng. Từ đó đến nay mỏm đồi phía nam được dân trong vùng gọi là đồi Bạt. Người Việt dựng chùa và tháp thờ Phật ở đây nên gọi là tháp Bạt. Trong thời gian Mỹ chiếm đóng tháp và chùa trở thành căn cứ quân sự của chúng. Mặc dầu tháp Bạt không còn nhưng gười dân Bình Định vẫn lưu tryền câu ca
Ai về tháp Bạt quê ta
An Nhơn, Tuy Phước câu ca trong lành.
Vào năm 1886 có một ông Tây tên là Navelle nghiên cứu vùng này, ông ta nghe gà hóa cuốc, tháp Bạt đọc ra tháp Bạc, rồi ghi vào sách vở làm mọi người nhầm lẫn tùm lum.
(Những dòng trên Bu viết theo sách "Tháp cổ Chăm Pa sự thật và huyền thoại" trang 87,88 xuất bản năm 1995 của Viện Đông Nam Á do học giả Ngô Văn Doanh chủ biên)
Thằng cu đứng cao hơn mẹ nửa cái đầu trong oai phong lẫm liệt quá mất thôi.
Trả lờiXóaBác Bu thật là thấu đáo, cám ơn bác Bu đã đưa đến những thông tin chính xác. Hôm ấy em cũng không gặp được ai để hỏi về lịch sử của Tháp đành về tìm kiếm ở trên mạng, hoá ra thông tin ở trên mạng cũng không chuẩn !
Trả lờiXóaBây giờ thằng cu bé nó cũng cao hơn mẹ, em thành ra còi cọc, thấp cổ bé họng nhất nhà rồi, hic hic!